Millennials là gì và những đặc điểm cơ bản

Millennials hay còn gọi là thế hệ Y có những đặc trưng cơ bản phù hợp với thời đại mà họ được sinh ra. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn millennials là gì cũng như những thông tin liên quan về thế hệ này nhằm giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm, thói quen của họ.

Millennials là gì?

Nếu dịch theo nghĩa thông thường, millennial được hiểu là một nghìn năm hay kéo dài một nghìn năm. Thế nhưng, khi đề cập đến từ này, người ta thường dùng với mục đích nói về một thế hệ con người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 cho đến năm 2000. Millennials hay còn gọi là thế hệ Y được sinh ra trong thời điểm bắt đầu kỷ nguyên của công nghệ thông tin, là thế hệ đầu tiên được tiếp cận với các phương tiện truyền thông xã hội như forum, blog, facebook, twitter,…Họ chính là phân khúc khách hàng mục tiêu của các sản phẩm, dịch vụ phát triển hiện nay.

Ngoài ra, millennials còn là lực lượng lao động chủ đạo, hiện tại, ở nước ta thế hệ Y chiếm đến 53% dân số. Điều đó cho thấy họ không những là nhóm khách hàng mục tiêu mà còn là thế hệ sẽ tạo nên sự phát triển mạnh mẽ trong các hoạt động kinh tế, xã hội của thế giới.

Những đặc điểm cơ bản của millennials

Mỗi thế hệ sẽ có những đặc điểm riêng rất dễ nhận biết. Nếu như bạn muốn biết đặc điểm của millennials là gì thì hãy khám phá ngay ở dưới đây.

Đặc điểm đầu tiên cần được nhắc đến chính là cách thức giao tiếp của họ. Phần lớn những người thuộc thế hệ Y sẽ ưu tiên phương thức giao tiếp trực tiếp, số lượng này chiếm đến 51%. Tiếp theo, họ lựa chọn giao tiếp với nhau bằng email với con số 19%. Sở dĩ lựa chọn email bởi vì họ cho rằng đây là cách thức giao tiếp cho công việc hiệu quả và từ đó họ dần dần hình thành thói quen kiểm tra email vào cuối ngày làm việc. Cuối cùng, hình thức trao đổi bằng tin nhắn chỉ chiếm 14% trong tất cả các phương thức giao tiếp của họ.

Một đặc điểm về thói quen làm việc của millennials chính là họ rất thích sự ổn định trong công việc. Nếu không có những trường hợp bất khả kháng xảy ra, họ sẽ không lựa chọn nhảy việc để tìm kiếm một công việc mới. Thế hệ này được xem là những nhân viên trung thành nhất khi trung bình mỗi người trong suốt quãng thời gian đi làm của mình chỉ trải qua 4 công ty mà thôi.

Tuy nhiên, đây lại là thế hệ được đánh giá rất thấp về năng lực làm việc của mình. Có thể lý giải cho điều này là do độ tuổi của họ chưa thực sự chính chắn để làm việc, ngoài ra, cũng vì họ được tiếp cận các phương tiện truyền thông xã hội cho nên xảy ra tình trạng mất tập trung cho công việc vì những thứ đó.

Nói về phong cách sống, millennials là thế hệ luôn mong muốn có được một lối sống lành mạnh, cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Họ có cách sống hiện đại, năng động và luôn luôn chuyển động.

Cách tiếp cận với millennials

Bởi vì họ được sinh ra trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông hiện đại. Cho nên, thói quen mua sắm online, thanh toán hóa đơn, sử dụng các dịch vụ trực tuyến dần được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thế hệ này. Chính vì thế, các công ty lựa chọn sử dụng những kênh này để tiếp cận millennials được xem là cách thức tiếp cận hiệu quả nhất.

Tiếp thị sản phẩm trên các trang mạng xã hội, các kênh thương mại điện tử cũng như tiếp thị qua email, tin nhắn,… sẽ mang đến một số lượng lớn khách hàng cho công ty của bạn. Tuy nhiên, hãy dựa trên các thông tin thu thập được từ những cuộc khảo sát, thăm dò thị trường để có được chiến lược tiếp cận và thu hút khách hàng hiệu quả.

Không phải tự nhiên mà những người được sinh ra trong khoảng thời gian này được gọi là millennials. Với những đặc điểm đặc trưng riêng của mình, họ sẽ là lực lượng tiên phong cho sự phát triển trong tương lai của thế giới. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được millennials là gì. Và cũng đừng ngần ngại cho chúng tôi biết những suy nghĩ của bạn về thế hệ này nhé.

Managing director là gì? Công việc của managing director trong khách sạn

Vị trí managing director được xem là vị trí cao nhất trong mỗi khách sạn. Thế nhưng, nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn với chức vụ CEO khi có hàm nghĩa tương tự.

Managing director là gì?

Nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn khi cho rằng managing director (viết tắt là MD) là một tên gọi khác của vị trí chef executive officer (viết tắt là CEO). Nhưng trên thực tế, đây là hai chức vụ hoàn toàn khác nhau, mặc dù về nghĩa đều là giám đốc điều hành. Vậy managing director là gì? Theo đó, managing director là giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động diễn ra trong khách sạn, đảm bảo vận hành theo đúng quy trình và tăng doanh thu cao nhất cho công ty.

Đối với những tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới, khi có nhiều khách sạn đặt tại các nước khác nhau thì mỗi khách sạn sẽ có một managing director điều hành riêng.

Công việc của managing director trong khách sạn

Là vị trí quản lý toàn bộ các hoạt động của khách sạn, cho nên công việc của managing director sẽ khá nhiều, quản lý hầu hết các mảng trong khách sạn. Những công việc cụ thể như:

  1. Lập kế hoạch kinh doanh cho khách sạn

Dựa vào tình hình thực tế cùng các báo cáo, đề xuất của các giám đốc bộ phận trình lên managing director sẽ tổng hợp, lập kế hoạch kinh doanh định kỳ cho khách sạn, sau đó trình lên ban lãnh đạo chờ phê duyệt.

Ngoài ra, xây dựng các chương trình khuyến mãi, quảng bá, giới thiệu khách sạn, mục đích cuối cùng là thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, tăng doanh thu cho khách sạn. Đảm bảo tất cả các nguồn lực hiện có của khách sạn đều được tận dụng một cách tối đa, tránh lãng phí như xây dựng kế hoạch cho thuê hội trường, mở thêm các dịch vụ phục vụ ăn uống cho khách bên ngoài,…

  • Xây dựng quy chế lương, thưởng, phạt cho nhân viên

Managing director sẽ xây dựng kế hoạch tiền lương cho nhân viên phù hợp với tình hình thị trường, đảm bảo tuân thủ đúng luật cũng như dung hòa lợi ích giữa nhân viên và khách sạn. Ngoài ra, kết hợp cùng giám đốc các bộ phận xây dựng quy chế thưởng, phạt nhân viên nhằm khuyến khích họ làm việc tích cực, hiệu quả.

  • Giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động

Trong quá trình hoạt động, chắc chắn sẽ xảy ra những tình huống mâu thuẫn giữa nhân viên, giữa nhân viên với khách hàng hay giữa khách hàng với nhau,… nhiệm vụ lúc này của managing director là hỗ trợ cấp dưới giải quyết một cách ổn thỏa nhất những sự cố phát sinh này. Ngoài ra, những yêu cầu được đề ra cũng là công việc cần giải quyết của managing director.

  • Quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh của khách sạn

Giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động kiểm tra, tu sửa và thay thế các thiết bị báo cháy, cứu hỏa,… đảm bảo mang đến môi trường an toàn cho nhân viên cũng như khách hàng. Thường xuyên kiểm tra nguồn thực ẩm, đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm của khách sạn. Ngoài ra, managing director còn có nhiệm vụ giải trình khi có kiểm tra từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Tổ chức tuyển dụng, đào tạo nhân viên

Điều hành bộ phận nhân sự thực hiện công tác tuyển dụng theo đúng quy trình của khách sạn. Trực tiếp phỏng vấn cùng các bộ phận có liên quan để tìm ra những nhân viên có năng lực, đáp ứng yêu cầu của khách sạn. Ngoài ra, điều hành, hỗ trợ các bộ phận thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên, đảm bảo mang đến những dịch vụ chất lượng nhất.

  • Những công việc khác

Bên cạnh những công việc trên, managing director sẽ đảm nhận những công việc khác như trực tiếp kiểm tra, đón tiếp hay tiễn khách VIP của khách sạn. Báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ của khách sạn lên ban lãnh đạo và giải thích trong những trường hợp được yêu cầu. Tham gia các cuộc họp định kỳ hay theo yêu cầu của ban lãnh đạo. Ngoài ra là những công việc phát sinh khác trong quá trình làm việc của mình.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến managing director là gì. Ngoài managing director, trong khách sạn còn rất nhiều những vị trí khác nhau, nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu thêm nhé.

Sale là gì? Bộ phận sale có những vị trí nào?

Sale là một ngành nghề phổ biến hiện nay được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nếu bạn cũng là một trong số những người yêu thích và muốn theo đuổi công việc này thì nên có sự tìm hiểu những thông tin liên quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được một số thông tin cơ bản nhất về sale là gì và những vị trí thuộc bộ phận này.

Sale là gì?

Bộ phận sale hay còn được gọi là bộ phận kinh doanh của công ty. Đây là bộ phận có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm mục đích khai thác nhu cầu để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là bán được sản phẩm càng nhiều càng tốt, mang doanh thu về cho công ty.

Trong quá trình làm việc, nhân viên sale không những tiếp xúc với khách hàng để bán sản phẩm mà họ còn là lực lượng tiên phong trong việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, đánh giá của khách hàng về sản phẩm cũng như đối thủ cạnh tranh. Hơn thế, vì là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cho nên đây được xem là bộ mặt của công ty, giúp đem thương hiệu công ty đến gần hơn với khách hàng.

Bộ phận sale bao gồm những vị trí nào?

Nếu như bạn quan tâm và muốn theo đuổi công việc này thì ngoài việc tìm hiểu sale là gì, bạn cũng nên biết sale bao gồm những vị trí nào để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho vị trí mình yêu thích cũng như có lộ trình thăng tiến phù hợp. Dưới đây chính là những vị trí phổ biến của bộ phận sale:

  1. Sale man

Sale man hay còn được biết đến với cái tên là nhân viên kinh doanh, đây là đội ngũ chính trong việc bán sản phẩm đến với khách hàng. Nhiệm vụ của họ là tiếp xúc với khách, sử dụng những kỹ năng của bản thân để có thể giới thiệu, tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng, giúp khách tin tưởng và lựa chọn mua sản phẩm của công ty. Sale man cũng là bộ phận có nhiệm vụ chăm sóc những khách hàng cũ, mở rộng thị trường cho công ty, mang lại doanh thu cao nhất.

Mức thu nhập của sale man là không có giới hạn, bởi vì ngoài khoản tiền lương cố định, thu nhập sale man sẽ phụ thuộc vào doanh số bán hàng của bản thân, doanh số càng cao thì tiền lương càng lớn. Cho nên, với những ai có kỹ năng bán hàng tốt, siêng năng, chăm chỉ thì rất nhanh chóng thành công với vị trí này.

  • Sale Representative

Sale Representative có chức vụ cao hơn so với vị trí sale man. Đây cũng là vị trí có nhiệm vụ bán hàng, tuy nhiên công việc có phần nghiên về thủ tục, giấy tờ hơn. Có nghĩa rằng họ sẽ nhận nhiệm vụ đặt đơn hàng cho khách, xử lý các giấy tờ, thủ tục liên quan. Ngoài ra, sale representative sẽ thực hiện các nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh trong thời gian sắp tới cũng như những đề xuất nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng cho doanh thu của công ty.

Cũng tương tự sale man, phần lớn thu nhập của sale representative cũng dựa vào doanh thu bán hàng của mình, tuy nhiên phần trăm hoa hồng sẽ cao hơn, từ đó tiền lương được nhận cũng sẽ cao hơn so với vị trí sale man.

  • Sale Executive

Sale executive được hiểu là điều hành kinh doanh, quản lý một khu vực nhất định. Họ là người điều hành trực tiếp các hoạt động của sale man và sale representative. Công việc chủ yếu của sale executive là kiểm soát quá trình hoạt động của nhân viên trực tiếp quản lý, hỗ trợ nhân viên trong việc tiếp xúc, khai thác thị trường, đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động, chiến lược kinh doanh cho nhân viên.

Mức lương của sale executive sẽ phụ thuộc trực tiếp vào doanh số bán hàng của khu vực do mình quản lý, cho nên, sale executive phải theo dõi thường xuyên, đưa ra những chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phù hợp để giúp nhân viên làm việc một cách tốt nhất, nâng cao doanh số bán hàng của khu vực.

  • Sale Director

Sale Director hay còn gọi là giám đốc kinh doanh, đây được xem là vị trí lớn nhất trong bộ phận kinh doanh của công ty. Giám đốc kinh doanh sẽ quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng trước ban lãnh đạo. Chiến lược kinh doanh, chính sách bán hàng, chiết khấu,… đều do họ đưa ra, kiến nghị thực hiện. Giám đốc kinh doanh cũng chịu trách nhiệm về việc kiểm soát, ký kết các hợp đồng kinh doanh do nhân viên gửi lên.

Đây là vị trí có mức lương rất cao, tuy nhiên, mức lương của họ cũng phụ thuộc một phần vào doanh số bán hàng của toàn công ty.

Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi công ty mà các vị trí có thể được bổ sung hoặc lượt bớt đi cho phù hợp. Tuy nhiên, đây vẫn là những vị trí cơ bản là bộ phận kinh doanh của mỗi công ty cần có.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu đến bạn sale là gì cũng như những vị trí thuộc bộ phận sale. Với sự năng động, kinh nghiệm mà công việc này mang lại, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị nếu lựa chọn nghề sale để làm việc. Chúc bạn thành công.